Giãn phế quản là sự giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự loạn dạng các lớp phế quản và đa tiết phế quản. Giãn phế quản thường gây ho và có đờm. Các triệu chứng này là do giãn nở bất thường (nở rộng) các đường thở của phổi (phế quản). Trong một số trường hợp chỉ có một đường thở bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp khác, nhiều đường dẫn khí bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở khắp cả hai phổi. Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hoặc cũng có thể do nhiễm trùng, bị bội nhiễm định kỳ. Nam giới bị giãn phế quản nhiều hơn nữ giới 4 lần.
Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn GIÃN PHẾ QUẢN thuộc phạm trù chứng bệnh Khái Thấu, Khái Huyết trong Đông y. Người bị bệnh này thường có cơ thể chính khí không đầy đủ, vệ khí không vững chắc, gặp phong nhiệt hoặc phong hàn, uất mà hóa nhiệt, lại vốn có đàm nhiệt ngăn ở trong phối hợp tà ở trong ngoài, uất trệ ở phổi. Tà nhiệt chưng dịch thành đàm, ngăn tắc phế khiếu, dẫn đến khí không thông, huyết trệ thành ứ, đàm nhiệt và ứ huyết kết lẫn nhau. Giai đoạn cuối bệnh tái phát lặp đi lặp lại.
Bệnh nhân bị giãn phế quản thường có nhiều đờm, theo phản xạ tự nhiên của cơ thể cần phải ho để tống đờm ra ngoài, ho nhiều, khạc nhiều khiến phế khí suy giảm nặng, khả năng đàn hồi của các phế nang trở nên kém, dẫn tới phế quản không co giãn được. Khi phế quản không co giãn được lại càng dễ bị viêm nhiễm. Quá trình đó cứ lặp đi lặp lại thành 1 vòng luẩn quẩn, khiến tình trạng bệnh càng trở nặng hơn, phế khí càng kém, sẽ khiến phế quản càng không thể co bóp được, không đẩy được ứ trọc (đờm, dãi, bụi bẩn ra ngoài được, khiến tình trạng viêm nhiễm càng diễn ra nhiều hơn).
Nếu Tây y điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh để chống viêm, việc dùng kháng sinh ngăn chặn viêm cũng là ngăn chặn quá trình đào thải độc tố tự nhiên của cơ thể, chính vì thế mà bệnh chỉ đỡ tạm thời chứ không khỏi hẳn mà bệnh thường bị tái đi tái lại nhiều lần, và có thể dẫn tới suy tim phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi.
Còn ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ GIÃN PHẾ QUẢN chủ yếu dựa trên nguyên tắc: bồi bổ phế khí, phục hồi sự đàn hồi của phế quản, từ đó phế quản tự bài trừ đờm thấp, uế trọc (đờm, dãi) trong phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó bệnh giãn phế quản thường có nhiều đờm, ứ tụ lâu ngày gây trở ngại khí huyết lưu thông sinh ứ huyết, và ứ huyết cũng gây xuất huyết, nên điều trị còn có thêm các vị thuốc hoạt huyết.
Thực tế điều trị tại phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn thường phân làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn bệnh cấp tính: người bệnh thường có một số biểu hiện như: sốt, ho nhiều đờm đặc, có thể ho kèm máu, khát nước, tiểu tiện vàng, mạch hoạt sác. Điều trị cần thanh nhiệt, hóa đờm.
Giai đoạn bệnh mãn tính: Ho đờm ít, tiếng ho nhỏ, trong đờm có sợi máu, miệng khô, họng táo, tinh thần mệt mỏi, lưỡi đỏ sẫm, mạch Hư Tế. Điều trị cần: Ích khí, dưỡng Phế âm, thanh nhiệt.
Thực tế điều trị tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn cho thấy: 90% BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN LÂU NGÀY SAU THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM ĐÃ KHỎI. Trường hợp nhẹ chỉ 1-2 liệu trình là hết bệnh. Trường hợp bị lâu năm, bị nặng, điều trị khoảng 3-5 tháng là khỏi.
Tháng 7 năm 2016 anh Hòa có tới Phòng Khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn cơ sở Hà Nội (số 8, ngõ 60, Vũ Phạm Hàm, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) để bắt mạch và lấy thuốc điều trị bệnh giãn phế quản. Anh Hòa cho biết: Anh bị giãn phế quản đã hơn chục năm nay, hiện tại anh thường hay bị ho nhiều, ho ra đờm lúc màu vàng, lúc màu xanh, có lẫn cả máu nữa. Thỉnh thoảng ngực đau, khó thở.
Uống hết 10 thang thuốc đầu tiên anh Hòa thấy đã đỡ khó thở hơn tuy nhiên vẫn còn ho nhiều, đờm vẫn còn nhiều. Anh Hòa tiếp tục điều trị theo liệu trình của Phòng khám, sau một thời gian kiên trì dùng thuốc, bệnh giãn phế quản của anh đã ổn định, không còn ho, và còn đờm nữa. Sức khỏe của anh cải thiện rõ rệt.
Tháng 10 năm 2019 anh Hòa tới Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn lấy thuốc điều trị bệnh khác và đã thông báo: sau thời gian dùng thuốc chữa giãn phế quản của phòng khám thì bệnh của anh đã khỏi hẳn từ đó tới nay.
Trích bệnh án: Bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bị hơn 1 năm nay, đã điều trị tây y mà không hiệu quả. Hiện tại người mệt, mỗi khi đi lại, vận động thấy khó thở nhiều hơn, nghỉ ngơi thì đỡ hơn. Thường xuyên phải dùng thuốc xịt giãn phế quản. Đờm ứ ở cổ không khạc ra được. Ngủ chập chờn, ko ngon giấc. Tiền sử tim phì đại, phải đặt ống stend. Huyết áp cao.
Bác Tuyển có tới Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn bắt mạch và lấy thuốc điều trị. Sau 1 liệu trình 20 ngày thuốc bác thấy người khỏe hơn, không còn khó thở nữa, không phải dùng thuốc xịt giãn phế quản, ăn tốt, ngủ tốt, người khỏe hẳn ra. Bác tiếp tục điều trị để bệnh dứt điểm.
Ngày 3-11-2011 chị Thầm có tới Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn (Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng) để điều trị bệnh giãn phế quản. Chị Thầm cho biết: Chị bị giãn phế quản mãn tính, nên thường xuyên có biểu hiện tức ngực, khó thở, chóng mặt, ù cả 2 bên tai. Hiện tại bị sốt, ho nhiều, đờm đặc, đêm mất ngủ vì ho, miệng lúc nào cũng khô háo dù uống nhiều nước.
Thăm khám: Mạch huyền, 64, lưỡi nhạt, rêu trắng, có dấu răng.
Chị Thầm lấy thuốc về điều trị, sau 10 thang thuốc chị thấy người dễ chịu hơn, chị tiếp tục điều trị liên tục 2 tháng thì bệnh tiến triển rõ rệt. Người khỏe hẳn ra, không còn ù tai, khó thở, chóng mặt nữa. Thỉnh thoảng vẫn còn ho. Chị điều trị liên tục tại phòng khám 160 thang thuốc thì các triệu chứng không còn. Người khỏe, ăn tốt, ngủ tốt. Kiểm tra không còn giãn phế quản.
Chị tâm sự: “ Em bị bệnh này lâu lắm rồi, điều trị cũng nhiều nơi lắm rồi. Em cứ nghĩ sẽ phải sống chung với nó cả đời, may sao lấy thuốc ở đây thì hết bệnh. Thực sự là quá vui mừng.”
Cô Hiền bị giãn thùy giữa phế quản, ngoài ra còn bị viêm xoang, viêm họng mãn tính, ho 8-9 tháng nay, điều trị nhiều nơi mà chưa khỏi. Hiện tại ho nhiều khó thở, đau rát họng, đau rát mũi. Mỗi lần ho ra nhiều đờm lúc đờm trắng, lúc đờm vàng, thỉnh thoảng lại thở dốc lên. Sức khỏe kém. Tiền sử bị trào ngược dạ dày, hở van 3 lá ¼, hở van động mạch phổi, có sỏi thận và sỏi niệu quản.
Được người quen giới thiệu, cô Hiền tới phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn bắt mạch và lấy thuốc điều trị. Sau khi dùng được 10 thang thuốc đầu tiên cô Hiền thông báo với phòng khám rằng: Bệnh chưa thấy có tiến triển gì. Phòng khám khuyên cô nên tiếp tục điều trị, vì bệnh của cô bị đã lâu, trở thành mãn tính, phế quản bị giãn nên sẽ vẫn còn ho nhiều. Cô tiếp tục uống thêm 70 thang thuốc nữa thì bệnh tiến triển tốt hơn nhiều. Sức khỏe tốt lên, đỡ ho, ngủ tốt, ăn tốt. Cô Hiền cho biết: “Bệnh này cô bị đã lâu, điều trị nhiều nơi mà không hiệu quả, may gặp được bác Toàn mà bệnh đỡ được 80%, người khỏe hẳn ra”. Có niềm tin, cô Hiền tiếp tục điều trị theo chỉ dẫn của Phòng khám. Hiện tại bệnh giãn phế quản, viêm xoang, viêm họng mãn của cô đã ổn định.
Bệnh án: Viêm giãn phế quản, đã sử dụng nhiều thuốc kháng sinh nhưng không đỡ, vẫn khó thở nhất là ban đê. Ho nhiều, ho ra máu, đờm nhầy. Thỉnh thoảng tức ngực, làm việc nạng khó thở nhiều hơn. Tiền sử viêm mũi dị ứng, gan nhiễm mỡ, chức năng gan kém, gai khớp gối. Người béo, ăn uống đại tiểu tiện bình thường.
Điều trị: Từ tháng 2/2013. Liệu trình 1: 20 thang bệnh đỡ ít, đã đỡ khó thở hơn, trời lạnh vẫn còn ho nhiều.
Liệu trình 2: Làm việc nặng đỡ khó thở hơn, thay đổi thời tiết vẫn còn ho nhiều
Liệu trình 3: Bệnh đỡ, ít ho, ít đờm, người khỏe
Liệu trình 4: Bệnh khỏi hoàn toàn.
Chị Hương bị hen phế quản mãn dẫn tới giãn phế quản. Thường xuyên có hiện tượng tức ngực, khó thở, hụt hơi. Nửa đêm hay bị tỉnh giấc do ngứa cổ và ho, thường ho khan, cảm giác có đờm ứ nghẹn ở cổ nhưng không khạc ra được. Mồm miệng khô háo. Chị Hương có tiền sử trĩ ngoại, đau dạ dày. Giữa năm 2012 Chị tìm hiểu trên mạng và được biết phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn có điều trị bệnh này nên có gọi điện kể bệnh và đặt thuốc điều trị. Sau khi uống hết đợt đầu tiên 20 thang thuốc cùng 1 hộp phế âm hoàn chị thấy các triệu chứng không thuyên giảm vẫn còn tức ngực khó thở, hụt hơi. Sau đó chị đặt tiếp một đợt 20 thang thuốc nữa điều trị, đợt này thấy có chuyển biến rõ hơn, người không còn mệt mỏi như trước nữa, tức ngực khó thở đã giảm nhiều, nên chị dừng thuốc. Đến giữa năm 2013 chị Hương đặt tiếp 3 đợt thuốc để điều trị. Ssau khi uống hết 3 đợt thuốc (tổng 60 thang và phế âm) đến ngày 04/12/2013 chị Hương gọi điện thông báo bệnh đã khỏi hoàn toàn và gửi lời cảm ơn phòng khám.
Hai tháng nay thấy ho nhiều, thường xuyên tức ngực, khó thở, đôi lúc dồn lên ngực và cổ. Ho không có đờm. Đi kiểm tra tây y bác sĩ kết luận viêm phế quản mãn có hiện tượng giãn phế quản dạng nhẹ. Bệnh nhân điều trị thuốc tây nhưng không tiến triển.
Điều trị: Liệu trình 1: 20 thang + 2 phế âm: Đỡ khó thở hơn hẳn
Liệu trình 2: 20 thang + 2 phế âm: bệnh đỡ 80-90%
Liệu trình 3: 20 thang + 2 phế âm: Bệnh khỏi. Bệnh nhân gửi lời cảm ơn phòng khám.
Bị mất ngủ 1 năm nay, dùng thuốc tây thì ngủ được, nhưng không dùng thuốc tây là lại bị mất ngủ. Gần 1 tháng nay mất ngủ gần như trắng đêm, 1 đêm chỉ ngủ được khoảng 1 tiếng. Người mệt mỏi, sau khi cắt u mỡ sau gáy có hiện tượng tim hồi hộp, người béo, suy nhược thần kinh, bị viêm phế quản mãn tính, giãn nhẹ phế quản, dùng thuốc tây gan nóng, ho có đờm, ăn uống đại tiểu tiện bình thường. Chị Nam vào mạng và có biết đến phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn đã điều trị rất hiệu quả bệnh này nên có gọi điện để đặt thuốc điều trị. Chị uống hết liệu trình đầu tiền: 20 thang thuốc + chè an thần chị thấy bệnh chỉ đỡ ít, vẫn chưa có tiến triển nhiều, vẫn còn khó ngủ, khó vào giấc, hay giật mình khi ngủ. Hết liệu trình thứ 2, một đêm chị ngủ được 3, 4 tiếng, giấc ngủ sâu hơn, bệnh phế quản của chị cũng đỡ hơn, ít ho hơn trước. Sau 4 liệu trình điều trị liên tục (80 thang thuốc) bệnh mất ngủ của chị đã ổn định, đi kiểm tra phế quản đã không còn hiện tượng giãn, thay đổi thời tiết không bị ho và khó thở nữa. Hiện tại chị dừng thuốc được 3 tháng nhưng vẫn ngủ được, sức khỏe tốt.
Vũ Hữu Trà 1973 - Địa chỉ: Tổ 22 Phường Vĩnh Niệm, Quận Lê Chân, TP Hải Phòng
Giữa tháng 5/ 2021 anh Trà có tới Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn (Địa chỉ: số 481, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng để khám bệnh và lấy thuốc điều trị viêm phế quản, hen phế quản mãn tính.
Anh Trà cho biết: Anh bị viêm phế quản mãn tính, hơn 1 năm nay bệnh tiến triển nặng hơn, nhất là nửa tháng gần đây anh có biểu hiện tức ngực khó thở, phải dùng thuốc giãn phế quản mới dễ thở. Thường xuyên ho có đờm, đờm trắng, lúc khó khạc đờm, lúc dễ khạc đờm. Bàn tay thỉnh thoảng ra mồ hôi, cơ thể người nóng. Tiền sử có bệnh đau dạ dày.
Kết quả điều trị:
Uống hết 10 ngày thuốc đầu tiên: Bệnh đỡ, đỡ tức ngực, không còn khó thở nhiều như trước nữa, không còn phải uống thuốc giãn phế quản. Thấy người khỏe hơn.
Uống 10 thang tiếp theo: Không còn khó thở, người khỏe hơn, nhưng người vẫn còn nóng.
Uống 10 thang tiếp: Người khỏe bình thường
Uống 10 thang tiếp: Các triệu chứng không còn, người khỏe mạnh, bệnh nhân dừng thuốc.
Tháng 1/2022 Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn gọi điện hỏi thăm sức khỏe của anh Trà. Anh cho biết từ ngày dừng thuốc sức khỏe ổn định, thay đổi thời tiết cũng không bị lại. Anh Trà gửi lời cảm ơn phòng khám.
Cách đây mấy năm vợ chồng chị Thơm đã từng uống thuốc chữa hiếm muộn ở Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn và đã có bé. Tháng 7 năm 2021 chị Thơm có gọi điện về Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn để tư vấn lấy thuốc điều trị Hen phế quản. Chị Thơm kể: cứ mỗi khi thời tiết thay đổi là thấy khó thở, hoặc cười đùa nhiều thấy khó thở, khi khó thở là phải cố gắng thở, khi cười nhiều lồng ngực thấy ngứa râm ran khó chịu, khi đó phải ngồi dậy cố gắng thở, thở sâu khoảng 30 phút thì ổn định lại bình thường, mùa đông hay ho và có đờm nhiều, có khạc ra đờm xanh là uống kháng sinh, uống kháng sinh và thuốc tây y bác sĩ kê thì đỡ được vài ngày xong hết thuốc là lại bị. Tiền sử có viêm xoang + viêm mũi dị ứng, nhiều khi đau lỗ thông từ họng lên mũi, nếu có bụi thì hắt hơi nhiều và chảy nước mũi, thay đổi thời tiết đau mũi nhiều. Đã dùng thuốc khí dung giãn phế quản, mỗi khi khó thở lại phải dùng thuốc xịt giãn phế quản thì dễ chịu.
Chị Thơm uống 40 thang thuốc của phòngkhám thì thấy bệnh đỡ nhiều. Các triệu chứng gần như khỏi hẳn. Chị Thơm dừng thuốc theo dõi.
Tháng 1/2022 bác sĩ của Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn có gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe của chị Thơm, chị cho biết, sau khi uống 40 thang thuốc, bệnh của chị đã ổn định, giờ cười đùa chơi với con không còn tức ngực, khó thở nữa... Chị Thơm gửi lời cảm ơn phòng khám!
Trích bệnh án: Cô Hằng bị viêm phế quản nhiều năm, bệnh thường xuyên tái đi tái lại mỗi khi thời tiết thay đổi. Hiện tại bệnh tái phát do tắm lúc tối muộn và nằm điều hòa. Thường xuyên ho nhiều, ho có đờm, cò cử, rít, khó chịu, sốt nhẹ.
Tiền sử có bệnh viêm niêm mạc dạ dày.
Kết quả điều trị:
Uống hết 10 thang thuốc + 1 hộp phế âm hoàn: bệnh đỡ ít, vẫn còn ho nhiều, nhưng đờm đã ít hơn, đờm còn dính ở cổ, khó khạc ra.
Uống tiếp 10 thang thuốc sắc + 1 hộp phế âm: Bệnh đỡ nhiều, ban ngày gần như không ho, đêm thỉnh thoảng có ho.
Bệnh nhân tiếp tục uống thêm 20 ngày thuốc nữa kèm theo thuốc viên phế thận hoàn bệnh ổn định, không còn ho, cò cử, rít.
Uống hết 40 thang thuốc bệnh nhân dừng thuốc theo dõi.
Tháng 1/2022 bác sĩ Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn có gọi điện hỏi thăm tình hính sức khỏe của cô Hằng, cô cho biết bệnh của cô đã ổn định hoàn toàn, thay đổi thời tiết không bị tái lại. Cô Hằng gửi lời cảm ơn phòng khám.
Lưu ý: Tùy cơ địa mỗi người mà hiệu quả điều trị khác nhau, thời gian điều trị khác nhau.
Bệnh nhân có thể mua thuốc trực tiếp tại địa chỉ:
Cơ sở 1: Số 482 lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng
Cơ sở 2: Số 16, lô 1B, Trung Yên 11, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
NÓI CHUYỆN TRỰC TIẾP VỚI BÁC SĨ: 18006834
Zalo: 0912759613 - 0943954889 - 0975537259
Fanpage PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y NGUYỄN HỮU TOÀN
Đa số bệnh nhân giãn phế quản sẽ có một số những biểu hiện như sau:
- Ho, khạc đờm nhiều lần trong ngày. Những đợt cấp tính thì ho nhiều hơn, đờm nhiều kèm theo biểu hiện sốt, ớn lạnh, đồ mồ hôi trộm.
- Thở gấp, hụt hơi, hoặc khó thở
- Sút cân nhanh
- Ho ra máu
- Tức ngực, đau thắt ngực có thể xảy ra.
Khoảng 40% các trường hợp giãn phế quản không xác định rõ nguyên nhân. Còn lại khoảng 60% trường hợp giãn phế quản do một số những nguyên nhân như sau:
- Do các bệnh di truyền (xơ nang và rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát)
- Do hệ miễn dịch có vấn đề (giảm khả năng chống lại nhiễm trùng)
- Do bệnh sử nhiễm trùng phổi trong quá khứ
- Do khi nuốt thức ăn, hoặc chất lỏng rơi vào phổi
Giãn phế quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gặp một số biến chứng như sau:
- Mưng mủ phổi: dịch mủ ứ đọng ở ổ giãn gây viêm phổi hoặc áp xe hoá .
- Ho ra máu giai dẳng hoặc ho ra máu nặng đe doạ tính mạng, đặc biệt là ở cơ thể suy mòn gầy yếu .
- Suy hô hấp, suy tim phải, thoái hoá dạng tinh bột ở gan thận .
Hiện nay phương pháp hỗ trợ điều trị giãn phế quản chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, người ta cũng áp dụng nội soi phế quản để chẩn đoán vị trí chảy máu, giải phóng đờm dịch gây ùn tắc phế quản, giải phóng tổn thương gây tắc nghẽn phế quản. Chỉ định phẫu thuật khi giãn phế quản cục bộ một bên phổi, khi nung mủ nhiều hoặc ho máu nặng, hỗ trợ điều trị bằng phương pháp nội khoa thất bại. Trên thế giới, người ta đang bắt đầu áp dụng phẫu thuật ghép phổi để hỗ trợ điều trị giãn phế quản.
Theo Lương y Nguyễn Hữu Toàn Giãn phế quản thuộc phạm trù chứng bệnh Khái Thấu, Khái Huyết trong Đông y. Bệnh thường do nguyên nhân: ngoại nhân và nội nhân. Ngoại nhân là do cảm phải phong hàn, phong nhiệt, tà nhập vào phế hóa nhiệt, nhiệt đốt tân dịch kết thành đờm lưu tại Phế. Mặt khác cơ thể bệnh nhân vốn Tỳ hư, đờm thấp nội sinh cũng tích tại Phế gây nên ho đờm nhiều. Ngoài ra, nhiệt tích tại Phế lâu ngày gây tổn thương Phế lạc sinh ho ra máu. Bệnh kéo dài không trị khỏi, Tỳ khí hư yếu không nhiếp được huyết, ho ra máu nặng hơn. Bệnh lâu ngày, chức năng Thận cũng bị ảnh hướng nên xuất hiện khó thở và phù. Về bệnh lý, cần chú ý 2 mặt đờm và ứ. Người bệnh thường ho nhiều đờm. Đờm nhiều ứ tụ lâu ngày gây trở ngại khí huyết lưu thông sinh ứ huyết, và ứ huyết cũng gây xuất huyết nên trong điều trị các thầy thuốc ngày xưa chú ý nhiều đến dùng thuốc hoạt huyết. Cho nên trong quá trình bệnh, 3 trạng thái bệnh lý đan xen nhau làm cho bệnh kéo dài lâu khỏi.
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng cổ, mũi họng.
Không tắm nước lạnh.
Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe và vận động thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao thể trạng.
Nếu không may bị cảm cúm hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp thì cần đi khám và điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng, biến chứng dẫn tới viêm phế quản.
Đối với trẻ nhỏ khi ăn uống cần lưu ý, tuyệt đối tránh để dị vật rơi vào phổi.
Xem thêm: Chế độ ăn uống cho bệnh giãn phế quản
- Phòng ngừa viêm phổi Vũ Hán covid 19 bằng thuốc đông y
- Xông bồ kết phòng virut nCoV-2019
- Ăn gì phòng virut nCoV-2019?
![]() ![]() ![]() |